Tỏi

1. Tên

Tên tiếng Việt: Tỏi, Đại toán, Hom kía, Co sluốn (Thái), Sluôn (Tày)
Tên khoa học: Allium sativum L.
Họ: Alliaceae (Hành)

2.Đặc điểm

  • Cây thảo sống hàng năm, cao 30 – 40 cm. Thân hành ngắn, hình tháp gồm nhiều hành con gọi là ánh tỏi, to nhỏ không đều, xếp ép vào nhau quanh mỗi trục lõi, vỏ ngoài của thân hành mỏng, màu trắng hoặc hơi hồng.
  • Lá phẳng và hẹp, hình dài, mỏng, bẹ to và dài có rãnh dọc, đầu nhọn hoắt, gân song song, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành đầu tròn, bao bọc bởi những lá mo có mũi nhọn rất dài; hoa màu trắng hay hồng có cuống hình sợi dài; bao gồm 6 phiến hình mũi mác, xếp thành hai hàng, thuôn; nhị 6, chỉ nhị có cựa dài, đính vào các mảnh bao hoa; bầu gân hình cầu. Quả nang.
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 11.

3.Bộ phận dùng

  • Thân hành (giò) thường có tên là đạt toan. Thu hoạch vào cuối đông, có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

4.Công dụng

  • Tỏi được dùng làm gia vị và làm thuốc.Trong y học cổ truyền, tỏi được làm thuốc chống độc, long đờm, lợi tiểu, diệt giun, tăng cường tiêu hóa, chữa dịch hạch, dịch tả, vô kinh, thiếu sinh tố và phối hợp với các dược liệu khác trị các bệnh: vàng da, sốt, và cũng được dùng để phòng sốt rét.

5.Cách dùng

  • Chữa vết thương phần mềm, bỏng nước: Tỏi, hành, trầu không dùng tươi, mỗi vị 330g, lá ớt tươi 200g, mật lợn 1 lít. Hành, tỏi bỏ vỏ cùng trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho vào nửa lít nước nấu kỹ, lọc, cô còn khoảng 300 ml, cho vào 1kg đường, đun thành cao lỏng, cuối cùng cho mật lợn vào canh kỹ, đựng vào lọ kín. Vết thương rửa sạch, bôi cao vào. Ngày rửa và bôi thuốc một lần.
  • Chữa dịch tả: Tỏi 100g sắc với 300 ml nước, còn 100 ml, uống trong ngày.
  • Chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm:
Tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống. Dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.
Hoặc mỗi lần dùng 1-2 g tỏi tươi nấu cháo ăn và đắp chăn cho ra mồ hôi.
  • Chữa sốt rét: Tỏi 6 – 7 củ, để sống 1 nửa, nướng chín một nửa, ăn hết, nôn hay đại tiện thông thì khỏi.
  • Chữa lỵ: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100 ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng  15 phút. Thụt mỗi ngày một lần. Đồng thời ăn hàng ngày 6g tỏi sống chia làm 3 lần. Điều trị 5 – 7 ngày thì có kết quả.
  • Trị giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn tỏi sống và dùng nước tỏi 5% thụt vào hậu môn như chữa lỵ
  •  Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: Tỏi giã, rịt vào rốn (để cách bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã giập bọc bông lại, nhét vào hậu môn.
  • Chữa bệnh do Trichomonas, âm đạo lở ngứa: Tỏi 120 g giã nhỏ, ngâm trong 2 lít nước, rửa và thụt vào âm đạo
  • Chữa đơn sưng, mụn lở
Tỏi giã trộn với ít dầu vừng mà bôi.
Tỏi, bí đao, giã đắp
  • Chữa viêm họng: Lá tỏi, lá mướp, giã vắt lấy nước uống.
  • Thuốc cường dương ích thận: Tỏi, hẹ ăn với thịt dê trắng (400g tái). Cứ 3 ngày ăn một lần.
  • Chữa trúng phong cấm khẩu bại liệt nửa người, trẻ em kinh giản: Tỏi, nhũ hương, phòng phong, thương truật, xuyên khung, khổ tử, bồ kết (bỏ hạt), các vị bằng nhau và tất cả bằng 50%, thạch xương bồ bằng 50%.Tán bột viên với hồ, dùng hùng hoàng làm áo, mỗi lần uống 1 viên bằng hạt ngô đồng, trẻ em uống nửa viên, với nước thang riêng tùy theo chứng bệnh.
  • Chữa đái rắt, đái buốt: Tỏi 1 củ, dành dành 7 quả. Giã xát đắp vào rốn
  • Chữa sai khớp, bong gân: Tỏi 1 củ, vòi voi (lá và hoa) 30g, muối ăn 10g. Tất cả giã nát đắp vào chỗ sưng tấy. Sau đó băng lại.

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM MEDZAVY

    Địa chỉ: Đường E3, khu E, KCN, Phố Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên

    Số điện thoại: 0221 3788 720

Xem hồ sơ năng lực